Trà oolong có ở Việt Nam từ khi nào ?

Trà oolong có ở Việt Nam từ khi nào ?
Ngày đăng: 02/03/2021 09:34 PM

    Trà oolong có ở Việt Nam từ khi nào ?

    Khâm Thiên Phong Thuỷ

    Nói đến Trà ÔLong , nhiều người vẫn luôn cho rằng đây là một loại trà của Trung Quốc chứ không phải của Việt Nam. Điều này cũng đúng, vì nếu xét về nguồn gốc của Trà ÔLong thì có rất nhiều tài liệu viết rằng Trà ÔLong có nguồn gốc từ vùng núi Long Tĩnh, thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, sau đó được du nhập và phát triển cực thịnh ở Đài Loan rồi trở nên nổi tiếng khắp thế giới.” Những năm đầu của thập niên 90, có một người mang quốc tịch Đài Loan đã đến Lâm Đồng, thuê đất, mua đất, để trồng trà, đó là giống Trà ÔLong cao cấp. Giống trà này được trồng và chăm sóc theo một chế độ đặc biệt. Bà con trồng trà tại Lâm Đồng ban đầu phải nuông chiều cây trà trong một môi trường mới hoàn toàn. Chỉ riêng ở Lâm Đồng, sản lượng ÔLong mỗi năm là 150.000 tấn búp hè tươi.Theo một số doanh nghiệp trồng và sản xuất ÔLong ở Lâm Đồng thì khoảng 80% lượng ÔLong sản xuất ra sẽ được xuất khẩu qua Đài Loan và Trung Quốc.


    Trà Ô Long có ở Việt Nam từ bao giờ?

    Đem câu hỏi “ÔLong có ở Việt Nam từ bao giờ” đi hỏi chú Trịnh Quang Dũng – tác giả sách “Văn Minh Trà Việt”, chú trả lời như sau:

    Trà Vàng – ÔLong: Trà vàng có 3 loại: trà Ô Long hương ngát (Olong flagant); trà Ô Long hổ phách (Olong Camber) và trà Ô Long màu sampanh (Olong Champange). Từ giữa thế kỷ 19, danh sĩ đương thời Đặng Huy Trứ từng khẳng định loại trà Ô Long này đã được sản xuất tại chỗ qua bài thơ Thanh Trà giải nhiệt:

    “… Đầy vườn tươi tốt lá chè xanh
    Ngắt hái vò phơi sẵn để dành
    Nhắn bảo cố đô bao thượng khách
    Ô Long có ở nước Nam mình”


    Tuy nhiên chiến tranh khốc liệt suốt từ cuối thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20 khiến ÔLong biến mất. Phải chờ đến thập niên 90 của thế kỷ 20, khi có hai anh em người Đài Loan sang vùng Lâm Đồng gây dựng lại, ÔLong mới lại có cơ hội tái xuất giang hồ và nó nhanh chóng lan tỏa ra nhiều vùng trà khác ở Việt Nam. ÔLong cần pha với nước có nhiệt độ cao 96ºC-98ºC, có thể pha được 4-5 nước. Lần pha đầu ngâm trà trong khoảng 2-5 phút, những lần tiếp theo chỉ cần ngâm dưới 2 phút là đủ. Không nên ngâm trà quá lâu làm nước chuyển mầu đỏ bầm, giảm hương và chuyển vị hơi chát. Xác trà giữ hương vị trong khoảng 7 giờ với điều kiện chắt thật kiệt nước.

    Tạm kết

    ÔLong bây giờ đã trở thành giống cây được lai tạo cho phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu ở Việt Nam, được trồng, sản xuất và xuất khẩu rất nhiều qua các thị trường vốn nổi danh về Trà ÔLong như Đài Loan, Trung Quốc.Trà ÔLong cũng đã trở thành một loại trà được người tiêu dùng biết đến rất nhiều vì những dược tính và công dụng tốt đối với sức khoẻ con người. Nên thiết nghĩ, Trà Ô Long có thể coi là một loại trà của Việt Nam như bao nhiêu loại trà danh tiếng khác như Trà Sen, Trà Lài, Trà Thái Nguyên, Trà Cổ Thụ

     

    Hotline