ĐẠO ĐỨC TRONG TỬ VI (1)

ĐẠO ĐỨC TRONG TỬ VI (1)
Ngày đăng: 27/02/2021 09:28 PM

    ĐẠO ĐỨC TRONG TỬ VI (1)

    Cũng như cuốn kinh Dịch thoạt đầu là quyển sách dùng để bói, sau đó các triết gia đời xưa bên Trung Quốc đã cài vào những tư tưởng đạo đức, xã hội để diễn đạt cách xử thế, sau cùng đã biến thành quyển sách triết kỳ lạ, thì cuốn Tử vi của Hi Di Trần Đoàn cũng là quyển sách bói lâu dần trở thành quyển sách phân tích tâm lý thực tiễn chúng ta có ngày nay. Có nhiều quan niệm xưa của các nhà xem Tử vi quá đặt nặng về mặt đạo đức phong kiến, trọng nam khinh nữ, trung hiếu quân thần, cho nên cách nhìn có phần hạn hẹp về tâm tư tình cảm của con người. Hễ một sao có tính chất mạnh mẽ cương cứng, phản kháng thì bị coi là bất nghĩa, một sao có tính chất tình cảm cá nhân thì bị coi là gian tà, dâm đãng. Cái gì vượt ra khỏi vòng lễ giáo cổ truyền nho học thì bị coi là bất chính có nghĩa là không ngay thẳng, không đúng cho nên có phần oan uổng cho những kẻ trung thực, dám sống thực với lòng mình, thường bị chê bai oán trách. Đồng ý rằng lòng yêu tha nhân đáng quí, nhưng ép lòng để cầu vui cho thiên hạ âu cũng là giả dối, cũng là không công bằng đối với bản thân mình. Thánh nhân trong kinh Dịch cũng đã nhiều lần nhắc nhở rằng lòng ham muốn là bản năng tự nhiên không đáng trách chỉ đáng trách khi lòng ham muốn của mình đã vượt quá giới hạn để làm hại đến kẻ khác. Lấy ví dụ cụ thể là Tử vi là một sao khi đắc địa tượng trưng cho một người đàng hoàng, vương giả, cao sang, quyền quí nhân hậu, cứu giải tai nạn, nhưng khi gặp Tuần Triệt án ngữ hoặc sát tinh như Không Kiếp thì lao tâm khổ trí, công danh trắc trở thế thôi. Không thấy người xưa chê trách về tác phong đạo đức của Tử vi. Vậy khi Tử vi đi với Thamlang thì sao? Cũng tham dâm tồi bại đâu kém ai đâu, nhưng hình như lại đổ lỗi cho Tham Lang! Vậy Tử vi Tham Lang là một người hay là hai người riêng biệt? Phải chăng Tử Tham đích thị một người nhưng mắc chứng nhị trùng nhân cách? Thưa không, đây là hình ảnh của Trư bát Giới, tham dục vô bờ trong truyện Tây du Ký.
    Tử vi đi với Phá quân thì sao?Người xưa cũng kết tội : “Tử phá mộ cung bất trung hiếu” nghĩa là người có Tử vi Phá quân ở tứ mộ là người gian hùng xảo quyệt vô ơn, bất hiếu. Vậy Tử vi Phá quân là một hay 2 người riêng biệt? Đó là 2 trong 1 vậy. Tử Phá đúng là một chàng đểu cáng hào hoa (le salaud magnifique) kiểu Don Juan thời đại, làm rung động bao trái tim phụ nữ! Người xưa đổ lỗi cho Phá quân, Tử vi thì vô can! Thế là lại bất công rồi. Cái bề ngoài đạo mạo có thể là của Tử vi nhưng cái hào hoa bạt mạng chắc chắn là của Phá quân. Khi xưa, kẻ nào không sống theo lề lối đạo đức của thời đại thì dễ bị kết tội là bất trung bất nghĩa. Ngày nay trên thương trường có biết bao thủ đoạn tranh giành để chiếm phần lợi cho mình mà có ai phiền trách đâu? Nhưng lấy lợi nhuận kinh doanh để làm việc thiện như xây trường học, mở cô nhi viện lại là nghĩa cử cao đẹp được khen ngợi. Vậy Phá quân đáng trách hay đáng khen? Câu phú : “Trai bất nhân Phá quân Thìn Tuất Gái bạc tình Tham, Sát Dần Thân Là đúng hay sai? Phá quân có phải là bất nhân khi ở Thìn Tuất hay không? Phá quân quả thật bất nhân khi bị dồn vào thế kẹt đành xử bằng lý, chẳng vị tình theo cách Thái tuế, Quan phù, Bạch hổ thì dầu có bị đời chê là tàn nhẫn, âu cũng là hoàn cảnh ép buộc phải ra tay. Phá quân Thìn Tuất là cách có cung mệnh giữ Tử tướng ở Thìn, cung Thân có Phá quân ở Tuất, hoặc ngược lại. Rõ ràng ở đây vô tình đã chứng minh rằng cung Thân không phải là cung Mệnh sau 30 tuổi, mà là cách xử thế. Ở đây người có Tử Tướng ở Thìn đã cư xử kiểu Phá quân ở Tuất. Bất nhân là không có tình người, là tàn nhẫn không thương xót. Phá quân là tượng của anh hùng vô đối kiểu “Độc Cô Cầu bại” trong truyện chưởng Kim Dung.Phá quân chẳng sợ thằng nào, coi Kình Đà Không Kiếp là lũ đàn em sai bảo, họa chăng chỉ sợ chính mình đó là tính tự đại mà thôi. Trong khi Tử vi chỉ biết cứu người nhưng lại chẳng cứu được bản thân mình : Sao Tử vi ở vào chốn hãm, Quyền cứu tha thiểu giảm vô uy. khi bị lâm vào thế Tuần Triệt án ngữ hoặc gặp Sát tinh Kình Đà Không Kiếp. Sao khôngthấy ai chê Tử vi? Phụ nữ Mệnh có Thất sát hay Tham lang ở nhàn cung (nhàn cung là hãm địa, vì nhàn có n ghĩa là cấm đoán) thì bị gán cho tội bạc tình đúng hay sai? Người có Thất sát hãm địa thì nóng nẩy chẳng nể vì ai, người có Tham lang hãm địa thì nhiều dục vọng, bất kể tình riêng. Vậy dù là nam hay nữ mà Mệnh có Thất sát, Tham lang hãm thì quả có coi nhẹ tình cảm mà chỉ lo làm ăn, yêu tiền bạc hơn tất cả. Nếu gán cho họ tiếng bạc tình cũng đúng, mà khen họ là người có óc thực tiễn cũng chẳng sai, quan niệm sống xưa và nay đã thay đổi khá nhiều, do đó chẳng nên câu nệ chê bai hay ca tụng riêng một phái nào. Điểm qua một số câu phú đoán trong Tử vi, chúng ta còn nhận thấy quan niệm ngày xưa về cuộc sống đạo đức tâm lý có phần khác với ngày nay. Ví như câu phú : “Tử vi Mão Dậu, Kiếp Không Đa vi thoát tục chi tăng” là mệnh ở Mão Dậu có Tử vi, Tham lang gặp hai sát tinh Không Kiếp, thì đương số chán cảnh thế gian mà xuất gia tu hành. Trên thực tế, người tu hành cũng có nhiều nguyên nhân khác nhau, không hẳn cứ chán đời là đi tu, ngược lại vì yêu loài người mới đi tu vậy. Một quan niệm xưa về cách giải quyết những lá số phụ nữ bị coi là xấu vì cung Mệnh gặp các chính tinh như : Thiên đồng Thái dương Thiên cơ hãm địa Thiên lương Thái âm thì nên đi làm lẽ để được yên thân, thì không có căn bản hợp lý (illogical), mà còn là tiêu cực, tội nghiệp là đằng khác. Người xưa nói: “kẻ nào chê ta mà chê phải là thầy ta, kẻ nào khen ta mà khen phải là bạn ta”, thì ở đây chúng tôi thiết nghĩ kẻ nào khuyên ta m

    Hotline