KIẾN THỨC PHONG THUỶ TRONG CHÙA CHIỀN

KIẾN THỨC PHONG THUỶ TRONG CHÙA CHIỀN
Ngày đăng: 27/02/2021 11:13 AM

    Nhà sư chiếm nhiều ngọn núi nổi tiếng, điều này thì ai cũng biết: phật giáo chiếm núi Nga Mi, Phô’ Đà, Ngũ Đại, Cửu Hoa. Đạo giáo chiếm núi Thanh Thành, Võ Đưòng. Hễ là núi nổi tiếng là có chùa chiền của tôn giáo.
    Vì sao các tăng lữ phải chiếm cứ danh sơn? Vì danh sơn phong thuỷ tốt, thu hút du khách, du khách càng đông, hương khói càng vượng. Lại nữa, phô’ xá đã bị quí tộc thê’ tục lũng đoạn, các tăng lữ chỉ còn cách nương thân. Núi là nơi thích hợp nhất cho chuyện tu hành.
    Ngay từ thời Đông tấn, Tuệ viễn pháp sư đã “xây cất tịnh xá tận hưởng cái đẹp của núi rừng” tại Lư Sơn. Đến Nam Triều, cách sông đó càng nhiều, “Nam triều có 480 chùa, tất cả đều ẩn trong mây núi”. Các nhà sư hết năm này sang năm khác, ngày này sang ngày khác vẫn du thiên hạ vừa truyền giáo, vừa tìm đất lành. Tự tại thiền sư đời Đường từng “sai đệ xuống Giang Nam chọn nơi tốt về Phong Thủy để chuẩn bị cho viên tịch sau này”. Cuộc tranh chấp Thanh Thành sơn giữ Phật giáo và Đạo giáo đã sử dụng đến đao kiếm trên qui mô lớn, chuyện đến tai triều đình, nhà vua phải đứng ra giải quyết.

    Chiếm danh sơn rồi, còn phải giỏi tìm địa điểm xây dựng chùa, quan. “Quốc trị – Tưóng địa thiên” đề xuất: “Tính toán để xây một chùa nhỏ đủ để bao quát một cảnh quan rộng lớn”. Nói vậy có nghĩa là phải làm cho chùa chiền và danh sơn hình thành một bố cục. “Ngàn núi vây quanh một chùa, một chùa trấn ngàn núi” phải lấy điểm khống chế diện, thông thạo trong việc chọn điểm cao, điểm chuyển tiếp, điểm trắng để chùa, miếu được đặt ỏ vị trí đẹp nhất.
    Chùa, miếu phải xử lý tốt môi quan hệ dựa lẫn nhau của sông núi. “núi lấy sông làm mạch, sông lấy núi làm bộ mặt”. “Núi được sông thì sống, sông được núi thì đẹp”. Dựa vào núi, mặt quay ra sông, giỏi mượn cánh, nhượng cảnh sử dụng tài tình địa hình thiên nhiên, khiến kiến thức hài hòa với thiên nhiên.
    Chùa, miếu thường chọn trên đỉnh núi cao nhất, hoặc lưng chừng núi, hoặc dụ vào viện đá cheo là để tiện phóng tấm mắt đi xa, cúi nhặt Thế Giới trần tục. Khi ngửa mặt nhìn lên chùa ẩn trong mây, người ta sẽ nghĩ đó là môi giới giữa thần và người, là trạm trung chuyển từ thượng giới xuống trần gian, là nơi vô cùng bí ẩn, thần thánh. Từ đó nâng cao địa vị của chùa chiền trong con mắt người đời.

    Kiến trúc chùa chiền thường áp dụng hình thức “đất ôm nhà” tức ba mặt là quần sơn vây kín, ỏ giữa có bãi trống, mặt nam mở ra, chùa miếu được ẩn dưới rừng cây âm u thăm thẳm. Như vậy có thể tàn khí tị phong, mười phần trang nhã. Mặt mở ra là minh đường, là sân bãi đỗ ra vào.
    Kiến trúc chùa chiền cũng áp dụng “nhà ôm núi”, tức chùa xây rải theo sưòn dốc, lưng tựa vào núi cao, có bậc đi lên, khí vũ hiên ngang, một màu vàng chói.
    Kiến trúc chùa chiền còn vận dụng thế Hổ Cứ Long Bàn, tựa vào núi lớn, núi hai bên như cánh gà, quay lấy từ xa như hai vạt áo, lại giông như vòng tay ôm lấy Thái cực. Nguyên tắc cơ bản kiến trúc chùa chiền là dựa vào tự nhiên mà khống chế, bổ sung cho nhau. Không được đụng đến lòng đất, không được chặt hạ cây cối, để tránh tổn thương địa mạch, sinh khí bay đi. Lập chùa, nên chọn đất lành, giò lành. Đất lành là bên trái nên rộng trông, hoặc có sông ngòi, ao hồ ôm bọc, bên phải cao sơ (tay cọp) nên cao dày, lớp lớp quay đầu lại, hoặc có bông sen, tràng phân, bảo cái (tức là những gò đất có hình thể giống những vật đó), hoặc có rồng, phượng, rùa, lẩn chầu bái. Đó là đất dương cơ ưa (tay) cọp.

    Cũng lại nên cưõi đảo lại, như người cưõi ngựa đi thi, đầu phải ở phía trưóc, dòng nưóc chảy đảo sang bên trái. Nếu là đảo kỵ (cưỡi đảo lại), mạch vào từ phía trước. Trước hoặc có minh đường hoặc không minh đưòng đều được cả. Đằng sau không nên có núi chèn ép, đó là đất tốt. Còn (muôn coi) ngày tốt, giờ tốt nên dùng các sách Ngọc Hạp, Tụ Cát, xem nhận cho kỹ. Nếu (hay) được những phương (cách) như thế, thì hay (được) hưng hiển

    Đạo pháp, người trụ trì (ở chùa) sinh trí tuệ, người thí chủ được đại công đức, ân phước đến con cháu. Nếu không được như vậy thì sau tất sớm hư hoại không có công đức gì. Hãy cẩn thận…
    Vì tin tưởng và ảnh hưởng quan trọng của thuyết Phong Thủy nên địa điểm, phương hướng và coi ngày, gió khởi dựng của các chôn già lam xưa đều được lựa chọn rất kỹ lưỡng. Hướng chùa vì vậy không nhất định theo một phương nào nhưng vẫn kiêng tránh phương Bắc lạnh, độc.
    Những ngôi chùa lốn dựng ở những thế đất to có đủ sơn thủy thường khéo phốỉ hợp kiến trúc với thiên nhiên, nên một già lam danh tiếng (danh lam) cũng lại là một chốn cảnh đẹp nổi tiếng là (thắng cảnh).
    Các chốn danh lam linh địa thường còn được các vị cao táng đến tu trì. Được chọn làm chốn tổ của một tông phái và được các vua chúa danh nhân đến kiến tạo, trùng tu và cho đến nay, những danh lam thắng cảnh này vẫn còn là tiêu biểu rõ rệt cho sắc thái và hình ảnh của đất nưốc…

     

    Hotline