Mùng năm, mười bốn, hai ba, đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn để chỉ những ngày xấu, không may mắn, nhiều người kiêng kỵ (2)
Ông bà ta có câu "Mùng năm, mười bốn, hai ba, đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn" để chỉ những ngày xấu, không may mắn, nhiều người kiêng kỵ.
Theo những người am hiểu về tục kiêng kỵ, thì quan niệm “Mùng năm, mười bốn, hai ba, đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn" đã có từ rất lâu.
Thực tế cho thấy, từ xưa đến nay, nhiều người thường chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức ăn hỏi, cưới xin, xuất hành, động thổ...Trước là trọn vẹn niềm tin về tâm linh, sau là yên tâm tư tưởng để tiến hành công việc. Vì thế, ít khi người ta chọn các ngày mùng 5, 14, 23 (âm lịch) này để ra đường, đi mua sắm hay khởi hành công việc,…
Ông cha ta quan niệm ngày mùng 5, 14, 23 là ngày nửa đời, nửa đoạn nên làm gì cũng chỉ giữa chừng, vất vả, khó đạt được mục tiêu.
Ông cha ta quan niệm ngày mùng 5, 14, 23 là ngày "nửa đời, nửa đoạn" nên làm gì cũng chỉ giữa chừng, vất vả, khó đạt được mục tiêu.
Theo sách lịch của Trung Quốc thì ba ngày mùng 5,14, 23 là ba ngày kỵ trong mỗi tháng nên được gọi là "Ngày nguyệt kỵ".
Ngày này là ngày ở Trung cung (ngôi Trung ương ở Hà Đồ) mà Trung cung lại là ngôi vua và lấy số 5 làm biểu hiệu. Số 9 là cửu cung.
Đếm từ 1 đến 5 thì số 5 nhập vào Trung cung, rồi cộng thêm vào số cửu cung (tức là số 9) nữa thì được 14 cũng nhập vào Trung cung, cộng thêm số 9 nữa thì được 23 cũng lại nhập Trung cung nữa. Như vậy là ba lần đều nhập Trung ương (mùng 5, 14, 23).
Ngôi Huỳnh sát là hung sát ở Trung ương (trung cung), mà Thái Tuế (ngôi vua) lại chồng lên ngôi Huỳnh sát, cho nên kẻ dưới phải tránh người trên. Nếu không tránh mà phạm tới bề trên phải gặp hung lai.
Ngoài ra, các ngày 5, 14, 23 cộng lại đều bằng 5 (cụ thể là: ngày mùng 5, ngày 14 gồm 1 + 4 = 5, ngày 23 gồm 2 + 3 = 5), dân gian thường gọi là ngày "nửa đời, nửa đoạn" nên làm gì cũng chỉ giữa chừng, vất vả, khó đạt được mục tiêu.
Đây cũng là những ngày ''con nước'' (tức là ngày triều cường, thường sinh ra những dòng hải lưu bất thường gây nguy hiểm cho thuyền bè). Theo đó, những ngày này thường đem đến xui xẻo cho mọi người nhất là khi đi xa, do người xưa chủ yếu đi lại bằng đường thủy.
Trong Thiên văn học, Vật lý học, khoa học Địa lý hiện đại thì tất cả các hành tinh thiên thể luôn luôn có một hằng số hấp dẫn theo định luật vạn vật hấp dẫn của I Niuton. Trong đó Mặt trăng có chu kỳ chuyển động theo quỹ đạo hàng tháng, có những ngày sóc (mùng 1), ngày vọng (15), Thượng huyền, Hạ huyền. Như vậy trong mỗi lần mặt trăng tròn khuyết từ đầu tháng đến giữa tháng và cuối tháng thì vị trí mặt trăng so với Trái đất có thay đổi theo chu kỳ và có tính quy luật. Bởi thế hệ quả địa lý của nó là thủy triều lên xuống, con nước lớn, con nước ròng.
Ta thử nghiên cứu một cách chi ly sẽ thấy được đầu tháng mùng 5 âm lịch là thời điểm đầu tháng mặt trăng bắt đầu dần dần tròn trịa và sáng hơn, thời điển ngày 14 là giữa tháng khi ấy mặt trăng tròn, sáng vằng vặc, thời điểm ngày 23 thì mặt trăng khuyết dần. Vào những mốc thời gian quan trọng then chốt đó, thủy triều lên xuống bất thường, các dòng hải lưu chảy mạnh hoặc yếu không ổn định như những ngày bình thường, chế độ gió, từ trường biến đổi khác, độ phèn xâm lấn vào đất canh tác vùng biển nhiều hơn.
Chính vì những lý do kể trên, những người sống ven biển chịu ảnh hưởng khá nhiều, việc canh tác nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi triều cường và độ mặn, việc ra khơi đánh bắt khai thác thủy hải sản không được thuận lợi may mắn, việc buôn bán kinh doanh, thương mại bằng đường biển cũng bị ảnh hưởng. Và một điều đặc biệt hơn, được khám phá trên cơ sở sinh lý học, mỗi lần con nước thủy triều lên xuống và độ mặn, độ phèn, muối, độ ẩm, hướng gió thay đổi, thì những người bị các bệnh thấp khớp, thận lại tái phát bệnh tật, mà người ta gọi là những lúc “trái gió trở trời”.
Với quá trình phân tích trên thì mùng 5, 14, 23 là chỉ bất lợi đặc biệt với những cư dân sống ở ven biển và hoạt động kinh tế gắn liền với biển, có ảnh hưởng quan hệ lớn đối với thủy triều, con nước, độ mặn, hướng gió… còn đối với những khu vực khác, hay những người hoạt động trong cách lĩnh vực khác không nhất thiết cần phải câu nệ quá mức. Thậm chí những ngày này còn có sự cát lợi là đằng khác. Ví dụ như ngày mùng 5 tết Bính Thân. Đó là ngày Thanh long Hoàng đạo cát lợi, Theo phương pháp lục diệu của Lý Thuần Phong thì ngày này là ngày Tiểu cát hanh thông, Nhị thập bát tú gặp sao Quỷ đăng viên tại ngày Giáp Tý, nên việc kế thừa tước phong, hay nhậm chức, đi làm đều may mắn, ngày này thuộc trực Khai, gặp nhiều cát tinh phò tá như Sinh khí, Thiên quý, Mẫu thương, Đại hồng sa… Ngày Giáp Tý báo hiệu trang thái nảy lộc đâm chồi, hứa hẹn sự đơm hoa kết trái, lợi cho xuất hành. Và cũng chính ngày này trong tết Kỷ Dậu 1789 vua Quang Trung hiên ngang cưỡi voi vào thành Thăng Long sau khi tiêu diệt 29 vạn quân Thanh xâm lược.
Xét ở góc độ khoa học, những ngày trên, con người bị tác động mạnh nhất của lực tương hỗ với mặt trăng. Nó làm ảnh hưởng tới sức khỏe, thần kinh dễ làm con người mất tự chủ dễ xảy ra sai lầm trong tính toán, hành động. Đã có nghiên cứu về hiện tượng gia tăng tai nạn, rủi ro vào trung tuần trăng. Và cũng vào những ngày trên chó sói thường tru gọi bầy, chó nhà thường hay ''cắn hóng''.
Đặc biệt nhất là ngày 5 tháng 5 (trùng lặp Ngũ hoàng thổ), người ta thường nói "nen nét như rắn mùng 5". Vào ngày này rắn không ra khỏi mà bởi vì thời gian đó phương lực ly tâm từ Trái Đất kết hợp với lực hấp dẫn từ Mặt Trăng, hướng tâm từ Mặt Trời và vũ trụ không bình thường gây cho rắn run sợ, ù tai, hoa mắt không dám ra ngoài. Tương truyền ai chặt được đầu rắn mùng 5 ra đường sẽ gặp nhiều may mắn.
Ngày nay, cuộc sống hiện đại cởi mở, nhiều người không còn đặt nặng vào tục kiêng kỵ như trước đây. Với mọi người, mùng 5, 14, 23 cũng là một ngày bình thường và nhiều người vẫn chọn để làm những việc quan trọng. Và thực tế cuộc sống cho thấy rằng, không phải cứ câu dân gian nào cũng áp dụng vào đời sống hiện đại, nhất là lại áp dụng máy móc lại càng không hợp.
Chiêm Tinh Gia Dương Đạt sưu tập và tổng hợp.