TỬ BÌNH LÀ SAI LẦM!

TỬ BÌNH LÀ SAI LẦM!
Ngày đăng: 27/02/2021 08:50 PM

    Tử Bình là cái tên sai lầm ??

     Khâm Thiên Phong Thuỷ

    TỬ BÌNH LÀ SAI LẦM!

    Chúng tôi khẳng định Tử Bình là sai lầm! Và nên dẹp bỏ Tử Bình đi.

    Từ Đại Thăng, (907 - 960 SCN), thời nhà Bắc Tống là một học giả chuyên nghiên cứu về mệnh lý đã viết ra tác phẩm đầu tiên đặt nền móng cho môn xét vận mệnh theo Tứ Trụ/Bát Tự đặt tên là "Uyên Hải Tử Bình".

    Trước thời Từ Đại Thăng thì người ta chỉ chuyên xem vận mệnh dựa trên năm sinh và ngũ hành nạp âm. Phương pháp cổ xưa đó tương truyền từ thời Quỷ Cốc Tử tiên sinh đề ra. Và cũng từ đó mà hình thành thêm trường phái xét vận mệnh theo các Thần Sát.

    Từ thời của Từ Đại Thăng đề ra lý thuyết xét vận mệnh dựa trên cân bằng ngày sinh và các yếu tố ngũ hành của năm tháng ngày giờ, đại vận...trong quyển Uyên Hải Tử Bình kinh điển mà người xưa nhớ công của ông mà lấy tên của ông mà gọi là Từ Tử Bình. Thực chất tên của ông là Từ Đại Thăng.

    Và người ta cũng lấy tên tác phẩm nền móng kinh điển đó để gọi cho một trường phái mới xem về mệnh lý là Tử Bình.

    Kỳ thực, tại sao tác phẩm đầu tay kinh điển đó Từ Đại Thăng lại gọi là "Uyên Hải Tử Bình" thì không có ai thắc mắc?

    Uyên 淵 là sâu. Hải 海 là biển. Bình 平 là cân bằng. Tử 子 là Con.

    Vậy thì Uyên Hải Tử Bình là "Biển sâu cân bằng số con" chẳng có ý nghĩa gì cả!

    Lý do mà người học ở Việt Nam hay dịch là Tử Bình, chắc có lẽ là để phân biệt với Tử Vi, tuy nhiên Tử Vi lại là 紫微. Trong đó cũng gọi là chữ Tử nhưng mang ý nghĩa là màu Tím. Cũng là chữ Tử trong Cửu Tử - Huyền Không Phi Tinh, hay Tử Bạch Quyết (quyết về những sao màu tím và màu trắng).

    Cùng 1 âm đọc là Tử, nhưng ý nghĩa, chữ viết lại vô cùng khác nhau.

    Kỳ thực, nếu chúng ta học theo cách dịch kinh điển đó từ trước đến nay thì không hiểu mục đích chân phương ra đời của môn Tử Bình là gì.

    Nếu ai học Phong Thủy sẽ biết 3 sơn Nhâm Tý Quý đại điện cho phía Bắc hành Thủy. Ai học Bát Tự sẽ biết Tý chỉ ẩn tàng can Quý mà không tàng thiên can nào khác. Tức Tý chứa rất nhiều Thủy, và xét theo 12 cung trường sinh đó là Đế Vượng Thủy.

    Vậy thì Uyên Hải tức biển sâu, rất nhiều thủy rồi thì phải tìm cách cân bằng lại lượng thủy. Tức cân bằng chữ Tý. Vì chữ 子 trong tiếng Hoa mang 2 nghĩa: chỉ Địa chi là Tý trong 12 con giáp và chỉ con cái - tức Tử. Vậy chữ 子 có thể dịch là Tý hay Tử.

    Tại sao Từ Đại Thăng lại phải khó nhọc giấu đi dùng 1 chữ dễ mang ý nghĩa sâu xa như vậy? Không đặt tên Uyên Hải Thủy Bình thì dễ hiểu hơn rất nhiều?

    Thứ 1. Đó là vì cách chơi chữ giấu đi ẩn ý của người xưa mà muốn ai thực sự hiểu được môn này, tức thấu được đạo thì mới hiểu. Do đó học Bát Tự mà không biết được SỰ CÂN BẰNG là chưa đến được đích, mà chỉ hiểu loanh quanh công thức này nọ và không thấu được tính Triết Lý cao trong Bát Tự.

    Thứ 2. Trước thời của Từ Đại Thăng xuất hiện rất nhiều bậc giang hồ chỉ biết Ngũ Hành Tương Sinh là tốt mà kỵ tương khắc.

    Theo sách sử Từ Đại Thăng khi còn sống phò Triệu Khuông Dẫn (Tống Thái Tổ) mà lập nên nhà Tống. Chúng tôi phỏng đoán nguyên nhân gọi là Uyên Hải Tử Bình là bắt nguồn từ lá số của Triệu Khuông Dẫn.

    Tại sao lại đặt tên là Tống, đó là chữ Tống 宋 là bộ Mộc 木, âm đọc là song, trùng âm với chữ Tùng - trong cây tùng bách, một cây sống lâu năm vững chãi.

    Nếu xét lá số của Triệu Khuông Dẫn là:

    Năm: Đinh Hợi
    Tháng: Quý Mão
    Ngày: Đinh Dậu

    là Hỏa tương đối mạnh. Đại vận mà ông lập nên nhà Tống là đại vận Canh Tý (954 - 963), nhà Tống chính thức thành lập là năm 960.

    Vậy thì ngày sinh là Đinh Hỏa gặp đại vận Canh Tý thì có sợ rằng Thủy Hỏa khắc nhau mà Quý Thủy tiêu diệt Đinh Hỏa hay không?

    Từ Đại Thăng do đó đã khuyên nên đặt tên là Tống, có bộ mộc vững chãi bên dưới, lại có nóc nhà bên trên che chắn thì không sợ Mưa - tức Quý Thủy làm dập tắc Đinh Hỏa - Hỏa đèn cầy.

    Tác phẩm Uyên Hải Tử Bình theo bối cảnh lịch sử ra đời đó là Gặp Tý thủy Đế Vượng thủy như biển lớn, nếu biết cách cân bằng thì không sợ gì. Và tên của tác phẩm đã nói rõ về CÂN BẰNG chính là yếu quyết sâu sa của mục đích kiến thức này.

    Vậy thì nếu ai hiểu đúng thâm ý của Từ Đại Thăng thì nên gọi môn này là Tý Bình, tác phẩm Uyên Hải Tý Bình thì Từ Đại Thăng mới cảm thấy sung sướng vì có người đồng cảm với thâm ý của mình.

     

    Hotline