NÉT ĐẶC TRƯNG CÁC LOẠI TRÀ

NÉT ĐẶC TRƯNG CÁC LOẠI TRÀ
Ngày đăng: 02/03/2021 09:31 PM

    NÉT ĐẶT TRƯNG CÁC LOẠI TRÀ

     Khâm Thiên Phong Thuỷ

    NÉT ĐẶT TRƯNG CÁC LOẠI TRÀ
    ____________________

    Nghệ thuật thưởng thức trà từ bao đời nay của người Việt từ xưa đến nay bao gồm các thao tác cơ bản như pha trà, mời trà và uống trà. Trà hay thường gọi là chè (chưa qua chế biến) giúp cho tâm hồn con người thanh tịnh, gạt bỏ bụi trần tìm sự tinh khiết tĩnh lặng trong mỗi bản thân mình. Với truyền thống đó, Việt Nam sản xuất và tiêu thụ rất nhiều các loại trà, từ dân gian đến truyền thống. Có thể chia thành các loại sau
    Trà tươi (chè tươi)
    Trà tươi là cách uống trà cổ xưa nhất của người Việt. Với nguyên liệu gồm lá chè non và dài, to nhỏ, xanh tươi không qua chế biến hái về rửa sạch, vò nhẹ và cho vào nồi nấu, sau đó thưởng thức bằng bát sành lớn bên bếp lửa. Ở vài nơi còn cho thêm nhát gừng tươi đun cho đến sôi, sau 3-5 phút là có thể chắt ra bát uống ngay hoặc ấm trà được ủ ấm uống dần trong ngày. Nếu pha bằng cách cho lá trà vào nồi đun lên thì nước trà có màu không đẹp và rất đắng.
    Tại những làng cổ, các gia đình trong làng thường luôn phiên nấu trà mỗi tối để thiết đãi cả làng. Chè tươi thường có màu xanh diệp lục phảng phất hương thơm tinh thiết của lá chè, nếu ăn kèm với ít bánh ngọt sẽ rất thơm ngon. Trà tươi là cách thưởng trà hun đúc tình xóm, làm con người thân thiện và gần gũi nhau. Ở vùng chè Xuân Mai – Hà Đông, người ta thường hái từng lá chè, là những lá chè bánh tẻ, lá dày, dòn, nhỏ, mép lá ít răng cưa để nấu uống ; ở vùng chè Gay – Nghệ An, người ta lại cắt cả cành chè tươi dài 30-40 cm, gồm cả búp, lá to, lá nhỏ, thân cành… cắt nhỏ rồi nấu lên.

    Trà ướp hương
    Đây là loại trà đặc trưng của Việt Nam vì người Việt Nam rất thích uống trà ướp hương của các loài hoa như hoa lài, hoa sói, hoa sen, hoa ngâu, hoa cúc…, thường dùng các hương liệu khô như hoa ngâu khô, hoa cúc khô, hạt mùi, tiểu hồi, đại hồi, cam thảo, quế… pha trộn với các tỷ lệ khác nhau để ướp vào trà xanh, tạo ra trà xanh với nhiều hương thơm khác nhau, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.
    Ngoài ra trà ướp hương còn có trà ướp hoa tươi, được xem như một nét đặc trưng của trà Việt Nam so với các nước khác, ở việt nam, rất nhiều loại hoa tươi được dùng để ướp chung với trà, tạo ra rất nhiều những loại trà hoa nức danh như trà sen, trà lài, trà hoa ngọc lan, trà hoa sói, trà hoa ngâu, trà hoa bưởi, trà hoa quế… Mỗi nhà sản xuất có bí quyết công nghệ gia truyền riêng, tạo nên những đặc trưng trong hương và vị trà của mỗi hãng trà khác nhau. Nói đến trà ướp hương là phải nói đến 3 loại trà hương rất đặc sắc: trà sen, trà ngũ hương và trà hoa sứ.
    Trà sen: Trà sen được sử dụng phổ biến từ lâu tại Việt Nam. Đặc biệt người dân Hà Nội luôn tự hào với cách tẩm ướp, pha trà và thưởng trà của họ. Trà sen trở thành một tinh thần đặc trưng của văn hóa trà Việt Nam, mang trong đó nhiều triết lý, lịch sự và lòng kính trọng.
    Trà ngũ hương: Là trà uống trong các dịp lễ tết, nhất là Tết Nguyên Đán. Một khay trà đặc biệt có 5 chỗ trũng, đặt vào 5 loài hoa bắt hương nhất là lài, sói, sen, ngâu và cúc. Tráng ly cho nóng và đặt úp lên các bông hoa, đợi một chút rồi lấy ly đó để thưởng thức trà.
    Trà hoa sứ: Hoa sứ không thể ướp trực tiếp vào trà như các loài hoa trong ngũ hương, chỉ có thể thưởng hương bằng một ly nhỏ nóng úp lên hoa rồi dùng lý đó uống trà.

    Trà mạn
    “Làm trai biết đánh tổ tôm
    Uống trà mạn hảo, xem nôm Thuý Kiều”
    Trà mạn là trà không ướp hương, chú trọng đến sự tinh tế trong cách thưởng thức trà. Trà mạn có những tiêu chuẩn phức tạp về trà, nước pha trà, ấm uống trà, cách pha trà và bạn thưởng trà.
    Trà mạn chế biến tại Hà Giang, như chè Mạn Hảo của Vân Nam, bán ở Hà Nội xưa thời phong kiến, dưới dạng bánh hình tròn, ít khi vuông, bọc bẹ lá cọ và buộc ghép bằng lạt tre thành từng cối . Nguyên liệu hái từ chè được trồng và khai thác quảng canh, kiểu chè rừng. Chế biến đơn giản, búp chè hái về sao nhanh trong chảo, rồi đem vò tay, đảo trên bếp lửa với nhiệt độ thích hợp sau đó đem hông khô.

    Trà mạn có màu nước đỏ và vị dịu mát thuần hoà, không chát như trà lục, ít kích thích do hàm lượng cafêin thấp. Trước tiên là tráng ấm bằng nước nóng. Vì là ấm đất nên, sau khi đổ nước đi một lúc là lòng ấm đã khô. Theo tìm hiểu được biết trà shan có độ hoà tan rất cao, và chè trồng trên núi cao quanh năm mây mù, lạnh giá, không sử dụng các loại thuốc trừ sâu. Cho chè vào và lượng nước vừa đủ và hãm luôn chứ không cần tráng chè. Sau vài phút rót ra được chén trà đẹp màu, và có hương nhẹ, thoang thoảng. Điều bất ngờ thú vị là khi uống. Nước chè màu vàng nhạt nhưng uống vào chát gắt và có vị đắng. Vị trà đặc lan toả trong miệng và dịu dần. Chỉ lát sau là bạn sẽ cảm thấy vị ngọt, mát dễ chịu.

     

    Hotline